Mở đầu
Sau nhiều lần trồi lên tụt xuống trong thời gian vừa qua, có vẻ như cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra cuối cùng cũng sắp đến hồi kết . Phản ứng đối với việc tiêm chủng trên diện rộng của các nước trên thế giới, nhằm ngăn chặn chủng vi-rút biến hóa khó lường đang diễn rất tích cực; ngay cả những lĩnh vực te tua nhiều nhất cũng đang bắt đầu hoạt động trở lại.
Năng lượng là một trong những mặt hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch khi nhu cầu về dầu đang cao bỗng tụt xuống đáy do hệ lụy và tình trạng đóng cửa toàn cầu gây ra. Mức giảm kỷ lục nhất hồi tháng 4/2020, dầu Brent thực sự đã giảm xuống mức đáy trong 18 năm khi giá chạm ngưỡng dưới 20 USD/thùng!
Rõ ràng, lịch sử cho thấy tác động của sự kiện vô cùng hiếm hoi này luôn chỉ là tạm thời và, khi lệnh đóng cửa được nới lỏng và các thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC hoàn tất. Giá dầu đã phục hồi nhanh lên mức 40 USD. Tuy nhiên, kể từ đó, giá dầu giao dịch đi ngang trong hầu hết khoảng thời gian còn lại của năm. Chỉ sau khi các loại vắc-xin được phê duyệt, tình hình đã bắt đầu thay đổi. Với việc phần lớn dân số thế giới vẫn chưa được tiêm ngừa COVID thì tiềm năng tăng giá vẫn rất cao. Trên thực tế, dầu Brent chỉ đang giao dịch ở mức khoảng 60 USD/thùng, tăng 40% so với mức cao nhất trong nước là 86,04 USD.
Dự báo về nhu cầu
Sau thời kỳ ban đầu, do đánh giá thấp thách thức của việc tiêm ngừa COVID toàn cầu, nhu cầu về dầu hiện đang tăng dần. IEA ước tính nhu cầu sẽ tăng lên 96,64 triệu thùng/ngày trong năm nay, tương ứng mức phục hồi 5,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, OPEC thậm chí còn lạc quan hơn trong các dự báo của họ, với việc điều chỉnh mức ước tính ban đầu là 95,89 triệu thùng/ngày lên mức 95,91 triệu, tăng 5,9 triệu thùng/ngày so với mức năm 2020.
Giả sử các thành viên OPEC tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng thì gần như chắc chắn điều đó đồng nghĩa với việc giá dầu sẽ tăng cao — đặc biệt là sau quyết định bất ngờ của Ả Rập Xê-út khi cắt giảm sản lượng dầu thô trong tháng 2 và tháng 3 thêm 1 triệu thùng mỗi ngày.
Tháng trước, Goldman Sachs dự đoán giá dầu thô Brent sẽ đạt mức 65 USD vào giữa năm 2021, song ngân hàng này có thể tăng mức ước tính của mình lên với các diễn biến diễn ra gần đây.
Quan điểm của API
Trong báo cáo ngày 2/2/2021, Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho biết lượng dầu thô tồn kho giảm 4,261 triệu thùng. Mặc dù con số này thấp hơn nhiều so với con số -5,272 triệu của tuần trước, song nó cho thấy rằng xu hướng lượng dầu dự trữ giảm một cách nhất quán, tích cực đã trở lại.
Điều này xảy ra sau khi mức thặng dư gây sốc – hơn 2,562 triệu – gây nhiều lo ngại vào tuần thứ ba của tháng 1. Miễn là xu hướng này còn tiếp tục, thì những người đầu cơ chờ giá dầu lên sẽ vẫn khá lạc quan về giá trong tương lai. Như vậy, báo cáo lượng dầu tồn kho của Mỹ sẽ vẫn là một số liệu được theo dõi chặt chẽ trong những tuần tới khi nhiều người đang tỏ ra thận trọng nhưng lạc quan trong việc xác nhận liệu nhu cầu về dầu có đang trên đà phục hồi.
Giao dịch CFD dầu thô
Ngay cả khi thế giới đang có đủ các mô hình, dự đoán và phân tích tinh vi thì không một ai sẽ thực sự biết thị trường đang hướng về đâu. Có vẻ như chắc chắn rằng, cuối cùng thì giá dầu đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, nhưng ngay cả trong những đợt phục hồi ngoạn mục nhất thì sự điều chỉnh ngắn hạn theo hướng giảm cũng có thể xảy ra.
Nhưng nếu bạn nghĩ rằng mình có cơ sở để dự đoán giá sẽ đi về đâu, tại sao không thử nghiệm giả thuyết đó của bạn?
Nguồn: Bài viết có sử dụng tài liệu của Libertex
——————————————–
**** Thông tin mô tả tại đây chỉ mang tính chất trợ giúp người đọc hiểu hơn về sản phẩm, không nhằm mục đích quảng cáo
——————————————–
Xem thêm và theo dõi chúng tôi : http://link1s.com/RF0P