Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong năm nay. Cùng Social Trading Studio khảo sát các vấn đề hậu Covid và đối phó, vượt qua môi trường đầy rủi ro và biến động.
Quốc tế
Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu:
Cước vận tải biển Mỹ – Trung giảm mạnh do khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc
Giá cước vận tải biển giữa Trung Quốc và Mỹ cuối cùng cũng đã giảm sau hơn 1 năm tăng không ngừng nghỉ do mùa vãn khách của container và khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc làm gián đoạn hoạt động sản xuất.
Cụ thể, giá cước vận tải cho một container 40 ft từ Trung Quốc tới bờ Tây Mỹ giảm từ 15,000 USD xuống 8,000 USD chỉ trong 1 tuần. Với tuyến Trung Quốc tới bờ Đông Mỹ, giá cước giảm gần 30% sau 1 tuần từ hơn 20,000 USD xuống dưới 15,000 USD.
Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc đang xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu cỡ vừa và nhỏ sẽ hưởng lợi trong ngắn hạn khi tài chính không thể cạnh tranh với các nhà bán lẻ và sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên, giá cước vẫn có thể tăng trở lại vào cuối năm 2021 – đầu năm 2022 khi mùa Giáng sinh và năm mới đến.
Ngành hàng không toàn cầu kỳ vọng hồi phục hoàn toàn vào năm 2023
Trong báo cáo tháng 10 của Hiệp hội Vận tải Toàn cầu (IATA), dự kiến số hành khách đi máy bay toàn cầu sẽ hồi phục về mức 52% trước COVID-19 vào năm 2021, 88% cho năm 2022 và 105% vào năm 2023.
Động lực hồi phục sẽ đến từ việc nhu cầu đi lại bị dồn nén, khả năng sẵn sàng chi tiêu cho đi lại cao do xu hướng tiết kiệm mỗi đợt giãn cách, và miễn dịch cộng đồng nhờ tiếp tục tiêm vaccine trên toàn cầu.
Với việc các nước bắt đầu kích hoạt các chính sách bay quốc tế dành cho các đối tượng đã tiêm vaccine, dự kiến số lượng hệ số tải hành khách sẽ đạt 67% trong năm 2021 và 75% vào năm 2022.
Dự kiến ngành hàng không toàn cầu sẽ bắt đầu có lãi trở lại từ năm 2023, và các hãng hàng không tại các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao và lộ trình hộ chiếu vaccine rõ ràng sẽ hưởng lợi.
OPEC+ giữ nguyên kế hoạch
Mặc dù các quốc gia tiêu thụ dầu lớn như Mỹ và Ấn Độ kêu gọi tăng sản lượng, nhóm OPEC+ công bố giữ nguyên kế hoạch tăng 400,000 thùng dầu/ngày trong tháng 11, giúp giá dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng, mức cao nhất trong 3 năm.
Quan điểm của OPEC+ dựa trên việc dịch bệnh COVID-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn có thể dẫn đến biến động mạnh trong tiêu thụ dầu.
Trong tháng 7, OPEC+ đã nhất trí tăng 400,000 thùng/ngày và kéo dài đến tháng 04/2022 để phục hồi dần từ mức cắt giảm 5.8 triệu thùng/ngày nhằm hỗ trợ giá dầu.
Việc lực cầu cho dầu hồi phục nhanh hơn dự kiến do các yếu tố thời tiết, sản xuất và gián đoạn chuỗi cung ứng giúp cho giá dầu hồi phục mạnh mẽ, và sẽ tiếp tục xu hướng này khi thế giới đang thiếu khí đốt, dẫn đến việc nhu cầu tăng cho dầu vào mùa đông sắp đến.
Việt Nam
Miền Nam thiếu hụt lao động hậu COVID-19 lần thứ tư
Theo Bộ Công an ước tính khoảng 2.1 triệu lao động tại các khu công nghiệp miền Nam như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An muốn quay trở về quê ngay sau khi các lệnh hạn chế đi lại được nới lỏng vì tin rằng vùng nông thôn an toàn hơn và vẫn đảm bảo việc làm tại địa phương.
Việc thiếu hụt lao động và gián đoạn sản xuất khiến nhiều doanh nghiệp chịu rủi ro gián đoạn cung ứng. Điển hình là Nike, với 51% sản lượng giày dép và 30% sản lượng quần áo được sản xuất ở Việt Nam, đã cắt giảm triển vọng doanh thu năm 2021.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự kiến ngành sẽ chứng kiến sụt giảm 37% tổng lao động. Hiện nay, 40% tổng lao động trong ngành sản xuất giày đã quay trở về quê và dự kiến con số sẽ còn tăng lên.
Các nhà máy ở Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hoạt động hoàn toàn cũng như đưa người lao động trở lại, gây khó khăn cho triển vọng xuất khẩu và kinh tế năm 2021.
Lãi suất, tiền tệ & ngân hàng
Đồng VND duy trì xu hướng tăng
Tỷ giá trung tâm đi ngang, tỷ giá giao dịch tại VCB tiếp tục giảm 10 VND so với thời điểm cuối tháng 8 xuống mức 22.630 VND.
DXY Index tăng nhẹ so với tháng 08 do: (1) FED tuyên bố sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình thu mua trái phiếu vào tháng 11. (2) ECB vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.
Giá trị VND duy trì đà tăng trong tháng 09 do nhu cầu nhập khẩu qua tỷ giá USD tiếp tục chịu ảnh hưởng từ hoạt động giãn cách.
Tỷ giá VND/USD vẫn sẽ duy trì mức biến động ổn định do: (1) Dự trữ ngoại hối Việt Nam đạt mốc 105 tỷ USD. (2) Dòng tiền kiều hối và giải ngân FDI kỳ vọng tích cực giai đoạn cuối năm. (3) Tình trạng giãn cách tại các tỉnh có thể kết thúc trong tháng 10.
Ngân hàng đồng loạt tăng vốn
Dự kiến từ nay đến cuối năm, hàng loạt ngân hàng sẽ bước vào đợt tăng vốn điều lệ theo kế hoạch được thông qua trước đó. Thống kê từ 10 ngân hàng, ước tính số vốn đăng ký tăng thêm là 112 nghìn tỉ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ.
Các ngân hàng đua nhau tăng vốn trong bối cảnh lo ngại về hệ số an toàn vốn (CAR) đã tồn tại trong hơn thập kỷ qua. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những NHTMCP nhà nước vốn đã tới ngưỡng tăng trưởng vì không đủ nguồn vốn. Tỉ lệ CAR của CTG đến cuối quý II/2021 là 8,5%, còn BID là 8.8%.
Viêc các ngân hàng manh tay tăng vốn là điểm tích cực giúp hệ thống ngân hàng có bộ đệm vốn tốt, đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định, từ đó duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức cao.
Kênh chứng khoán
Ngành ngân hàng – Ước tính tác động của thông tư 14 lên các Tổ chức tín dụng
Trong quý III, theo lời kêu gọi của Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng đã công bố giảm lãi suất cho vay 0,5-1,5%.
Song song với ảnh hưởng thu nhập, các ngân hàng phải chuẩn bị ứng phó với nợ xấu trong tương lai
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức xấp xỉ 8%.
Thông tư 14 sẽ tăng áp lực trích lập bổ sung dự phòng trong giai đoạn 2021-2023.
Năm 2021, tác động của việc trích lập là không lớn do các nhà băng đã đẩy nhanh xử lý nợ xấu, tăng trích lập dự phòng. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2022, tác động của thông tư 14 sẽ rõ nét hơn. Lợi nhuận của các tổ chức tín dụng ước tính giảm khoảng 30 nghìn tỷ nữa, trước khi việc trích lập giảm dần và nền kinh tế dần hồi phục vào nửa cuối 2022.
Bất động sản Khu công nghiệp
Mảng KCN có tiềm năng do biên lợi nhuận cao nhất trong các mảng kinh doanh (Biên LNG 65% – 75%).
Trong bối cảnh Việt Nam đang là quốc gia thu hút các dòng vốn FDI tốt, ngành BĐS KCN vẫn sẽ là ngành rất tiềm năng trong dài hạn.
Thông tin khác
Hà Nội đề xuất mô hình thành phố trong thành phố
Hà Nội đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh trở thành thành phố.
Chủ trương thành phố trong thành phố hiện đã được pháp luật cho phép (TP Thủ Đức) do đó có thể giảm thời gian chờ cơ chế.
Các dự án hạ tầng và tiện ích kỳ vọng sẽ được triển khai sớm khi dịch bệnh được kiểm soát: công viên Kim Quy, trung tâm triển lãm,…
Giá đất khu vực này dự báo có mức tăng cao hơn so với nội thành trong khi nền giá không cao. Các doanh nghiệp có dự án tại các huyện trên có thể được lợi như VEF.
Năng lượng sạch (xanh)
Xu hướng năng lượng sạch trên quy mô toàn thế giới. Việt Nam định hướng điện gió, mặt trời chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn phát điện đến năm 2045 (42%) 2020 (23%).
Xem thêm :
Báo cáo PWC : Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19: Phân tích các tác động tiềm ẩn của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam
Báo cáo WB: Việt Nam cần thúc đẩy động lực tăng trưởng mới để tránh bẫy kinh tế COVID-19
Theo dõi tình hình hộ gia đình và doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Báo cáo Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm ở một số nhóm dễ bị tổn thương